16 Tháng Sáu, 2020
Điểm Lê
Mục lục
Chu kỳ kinh nguyệt là gì?
Chu kỳ kinh nguyệt là một chuỗi những thay đổi lặp lại hằng tháng mà một người phụ nữ sau tuổi dậy thì trải qua. Bình thường, một chu kỳ có một trong hai buồng trứng phóng thích 1 trứng – quá trình này được gọi là “sự rụng trứng”. Cùng với sự rụng trứng là những thay đổi về mặt nội tiết sẽ giúp chuẩn bị tử cung cho việc mang thai. Các lớp tế bào niêm mạc lót buồng tử cung sẽ dày lên để chuẩn bị cho sự làm tổ của thai.
Nếu trứng rụng và không được thụ tinh, lớp tế bào tử cung sẽ bong tróc ra và trôi ra ngoài – tạo ra sự chảy máu trong những ngày hành kinh. Lúc này, hàm lượng hormones sinh dục cũng đạt mức thấp nhất trong chu kỳ. Sau những ngày này, hormones sinh dục lại tiếp tục tăng, buồng trứng chọn lọc một trứng để trưởng thành. Khi trứng đủ trưởng thành, sự rụng trứng diễn ra, và lớp nội mạc tử cung lại dày lên,… Cứ thế mỗi tháng nếu không mang thai, chu kỳ này đến chu kỳ khác diễn ra tuần tự và liên tục.
Hãy chuẩn bị cả kiến thức và tâm lý cho lần kinh nguyệt đầu tiên
Kỳ kinh nguyệt đầu tiên chính là cột mốc cho thấy cơ thể bắt đầu có khả năng sinh sản. Tuy nhiên, trong những năm đầu của chu kỳ kinh nguyệt, buồng trứng đang phát triển, chưa hoàn thiện nên chu kỳ kinh nguyệt thường diễn ra không ổn định.
Để chuẩn bị cho kỳ kinh nguyệt đầu tiên, các bạn gái nên chuẩn bị tâm lý và kiến thức để không cảm thấy sợ hãi hoặc buồn rầu khi ngày “đèn đỏ” ghé thăm bất chợt:
Tùy theo cơ địa mỗi người, chu kỳ kinh nguyệt có thể dài ngắn khác nhau. Để giúp chị em phụ nữ tính toán ngày “đèn đỏ” sắp tới, chúng tôi xin đưa ra cách tính toán đơn giản như sau:
Theo dõi ngày đầu tiên có kinh của 6 tháng liên tiếp để xác định độ dài trung bình chu kỳ kinh nguyệt.
Chu kỳ kinh nguyệt bình thường được xem xét trên nhiều yếu tố:
Chu kỳ kinh nguyệt đều và ổn định nếu số ngày của chu kỳ kinh nguyệt các tháng kiên tiếp đều giống nhau, đa phần sẽ dao động trong khoảng 22 đến 35 ngày.
Số ngày kinh nguyệt hay còn gọi là số ngày hành kinh được tính từ ngày bắt đầu ra máu đến ngày hết máu của 1 chu kỳ. Trung bình khoảng 3- 5 ngày, hoặc cũng có thể từ 2-7 ngày là bình thường.
Bình thường, mỗi kỳ kinh nguyệt người phụ nữ sẽ mất đi từ 60-80ml máu. Để xác định lượng máu của mỗi chu kỳ kinh nguyệt, chị em có thể dựa vào số ngày “đèn đỏ”, nếu chỉ có 2 ngày tức là lượng máu ra sẽ rất ít; hoặc dựa vào lượng băng vệ sinh sử dụng để ước lượng số lượng máu kinh nhiều hay ít.
Tính chất máu kinh cũng là một yếu tố quan trọng để đánh giá một chu kỳ kinh nguyệt bình thường. Máu kinh bình thường nếu máu có màu đỏ thẫm, có thể lẫn một vài cục máu đông nhỏ, có mùi hơi tanh như mùi máu và không có mùi khó chịu.
Chu kỳ kinh nguyệt bất thường (rối loạn kinh nguyệt) là sự bất thường về kinh nguyệt có liên quan đến chu kỳ kinh hoặc các triệu chứng đi kèm trước hoặc trong những ngày có kinh.
Rong kinh (số ngày “đèn đỏ” trên 7 ngày) là một bất thường của chu kỳ kinh nguyệt.
Thông qua những kiến thức có trong bài viết trên đây sẽ giúp chị em trong việc theo dõi chu kỳ kinh nguyệt và chuẩn bị tốt hơn cho những ngày cơ thể “đỏng đảnh”. Chúc chị em luôn mạnh khỏe.
GỬI NGAY
Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Trầm cảm sau sinh - nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị hiệu quả
Xem tiếp